Chính phủ 'thúc' Bộ Công thương hoàn thiện loạt dự thảo cơ chế điện

 05:52 28/08/2023        Lượt xem: 1860

Chính phủ 'thúc' Bộ Công thương hoàn thiện loạt dự thảo cơ chế điện
Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương phải khẩn trương hoàn thiện dự thảo cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương phải khẩn trương hoàn thiện dự thảo cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp; cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà; kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch điện 8.

Đó là một trong những nội dung được nêu tại Thông báo 332 của Văn phòng Chính phủ, về kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023. Với Bộ Công thương, Thường trực Chính phủ yêu cầu tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thương mại; khẩn trương hoàn thiện dự thảo cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp; cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà; kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch điện 8...

Chính phủ 'thúc' Bộ Công thương khẩn trương hoàn thiện loạt dự thảo cơ chế về điện - Ảnh 1.

 

Sau hơn 3 tháng được phê duyệt, Quy hoạch điện 8 đến nay vẫn chưa có kế hoạch triển khai cụ thể

 

 

THAM KHẢO: HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CÓ LƯU TRỮ
 

Đây là các cơ chế, kế hoạch đang rất được người dân, doanh nghiệp mong đợi vì thời gian xây dựng và lấy ý kiến được diễn ra nhiều năm trời.


Cụ thể, liên quan dự thảo quyết định Thủ tướng về thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn, ngày 9.5.2022, Bộ Công thương đăng tải trên Cổng thông tin điện tử để lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo. Đến giữa tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã "thúc" bộ này sớm hoàn thiện, trình ban hành cơ chế thí điểm mua, bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn, nhằm đẩy nhanh các dự án chuyển đổi năng lượng công bằng, thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Trong thực tế, từ năm 2017, Bộ Công thương đã giao Cục Điều tiết điện lực tổ chức nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện. Tháng 6.2019, Bộ Công thương đã tổ chức hội thảo tham vấn lấy ý kiến về thiết kế và kế hoạch thí điểm mua bán điện trực tiếp cho Việt Nam với sự tham gia của nhiều tổ chức đối tác quốc tế như: World Bank, ADB, GIZ, AfD và VEPC; các nhà đầu tư phát triển năng lượng tái tạo và khách hàng tiềm năng mua năng lượng tái tạo như Sunseap; Norsk Solar, Heineken, ABB, Apple…

Đến tháng 8.2020, Bộ trưởng Bộ Công thương có quyết định 2093 về phê duyệt đề án thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giai đoạn từ 2022 - 2024, khách hàng sử dụng điện sẽ tham gia mua điện trên thị trường điện giao ngay. Tháng 4.2021, dự thảo 2 về thông tư thí điểm mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện được lấy ý kiến rộng rãi... Rồi đến tháng 5.2022 lại có dự thảo về cơ chế mua bán điện trực tiếp nói trên.

Tương tự, ngày 15.5.2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện 8, chậm 2 năm so với tiến độ do nhiều lần sửa đổi, điều chỉnh dự thảo. Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 3 tháng, kế hoạch để triển khai thực hiện quy hoạch này vẫn chưa có. Song song đó, nhằm từng bước thực hiện Quy hoạch điện 8, cuối tháng 6 vừa qua, Bộ Công thương cũng báo cáo Thủ tướng dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp tại nhà ở, công sở, trụ sở doanh nghiệp để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác. Dự thảo này đến nay nhận nhiều ý kiến phản biện cho rằng, dự thảo cơ chế đã "loại bỏ" quá nhiều đối tượng nên được khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà như trường học, bệnh viện, khu công nghiệp....

Nguồn: https://thanhnien.vn/

Tin liên quan
Đăng ký nhận báo giá miễn phí
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây